Our Team

  • Đội ngũ bác sĩ

    Đội ngũ bác sĩ tư vấn uy tín chuyên nghiệp

  • Sức khỏe

    Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ cơ thể khỏe mạnh

  • Dịch vụ chuyên nghiệp

    Bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với những gì chúng tôi mang lại

  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân

  • ViamClinic

    Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường

Căn bệnh tiểu đường hay còn goi là đái tháo đường là bệnh mãn tính với biểu hiện đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Nếu bạn điều trị không kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: bệnh tim mạch, bệnh thận, tổn thương gan,... Hiểu được vấn đề này, phòng khám chuyên khoa của chúng tôi thuộc học viện y học ứng dụng Việt Nam  cung cấp dịch vụ y tế khám tư vấn hỗ trợ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường mang các giải pháp an toàn đến cho mọi người.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì

Phân bố các bữa ăn nhỏ trong ngày

Giờ ăn: chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày. Đối với những người phải tiêm insulin phải tính thời điểm  lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.
Nhu cầu năng lượng: giống như người bình thường và tùy thuộc vào mỗi điều kiện bệnh tật khác nhau cần tăng giảm cho phù hợp.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn những gì ?

Một số dưỡng chất dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường  nên ăn các chất sau:
Protein: lượng protein lý tưởng là 0,8kg ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều protein là không cần thiết ngược lại có hại đối với người có bệnh lý thận kèm theo.
Lipid: lượng chất béo chỉ nên chiếm 25 - 30% tổng năng lượng, trong đó chất bão hòa nên dưới 10%. Và lượng cholesterol cũng chỉ nên dưới 300mg/ ngày.
Glucid: Tỷ lệ glucid chấp nhận được 50 -60% tổng số năng lượng, thay thế các loại sản phẩm có chỉ số glycemic cao bằng các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp.
Vitamin và các vi chất dinh dưỡng: cần đảm bảo đủ vi chất, vitamin và các loại thường có trong rau quả.
Chất xơ: tiêu thụ trung bình ít nhất 14g chất xơ ngày.

Người bệnh tiểu đường cần tránh đồ ăn gì

Những loại thực phầm nên hạn chế sử dụng 

Muối: giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 2300mg/ngày, đối với những người mắc thêm các bệnh mãn tính khác cần giảm nhiều hơn nữa.
Chất tạo ngọt nhân tạo: mặc dù không sinh năng lượng nhưng cũng cần hạn chế vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Rượu và các đồ có cồn: rượu có thể làm hạ đường huyết nhất là khi không ăn. Tác động của rượu đến sức khỏe nhất là khi uống rượu bia là vô cùng nguy hiểm, do vậy bạn cần tránh hạn chế những đồ uống có cồn.

Tuân thủ những nguyên tắc ăn trên bạn sẽ kiểm soát được căn bệnh tiểu đường cũng như lượng đường huyết  phòng được các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi tại viamclinic để được hỗ trợ giải đáp tốt nhất.
Share:

Chế độ dinh dưỡng cho những người thừa cân

Hiện nay có nhiều người rơi và tình trạng tăng cân, béo phì không thể kiểm soát thì chế độ ăn uống mỗi ngày đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Hãy tham khảo bài viết sau để biết cách kiểm soát cân nặng ngay nào.


Những nguyên nhân ngay thừa cân, béo phì

Có rất nhiều khía cạnh của cuộc sống khiến ta thừa cân béo phì như:
- Các loại thức ăn truyền thống được thay thế bởi các thức ăn nhanh nhiều chất đamj và giàu năng lượng, đó là những món ăn hấp dẫn, sử dụng tiện lợi, được quảng cáo một cách rộng rãi và giá cũng không quá đắt đỏ.
- Do tác dụng của các quảng cáo thực phẩm hấp dẫn tác động đến việc lựa chọn sản phẩm đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
Do vậy giải pháp hiệu quả là hạn chế sử dụng các thức ăn được chế biến sẵn, các thói quen ăn uống của người dân cũng nên thay đổi như chế độ ăn uống và hoạt động thể lực giúp kiểm soát thừa cân và béo phì.

Chế độ dinh dưỡng cho những người thừa cân:

Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít năng lượng, luôn chú ý đến chế độ ăn hàng ngày cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết như: vitamin, chất khoáng, acid amin và các acid béo cần thiết để cơ thể duy trì sức khỏe.
Ăn uống theo chế độ linh hoạt, xem xét đến khả năng tài chính, khẩu vị, những thực phẩm ăn kiêng.
Tạo được sự hao hụt năng lượng: Năng lượng tiêu hao~ năng lượng ăn vào=500~1000 kcal/ngày
Sự thiếu hụt năng lượng 500-1000 kcal/ngày sẽ dẫn đến tới giảm 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.
Giảm khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn của người thừa cân cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI.
  • - BMI từ 25-29,9: năng lương đưa vào là 1500 kcal/ngày
  • - BMI từ 30-34,9: năng lượng đưa vào là 1200 kcal/ngày
  • - BMI từ 35-39,9: năng lượng đưa vào là 1000 kcal/ngày
  • - BMI>40 thì năng lượng đưa vào là 800 kcal/ngày

Những thành phần cần có trong bữa ăn của người thừa cân

Lipid: nên sử dụng ở mức thấp càng có hiệu quả giảm cân cao, tránh các thực phầm có nhiều chất béo như: thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt giò heo,... các món nhiều cholesterol như phủ tạng động vật,... 
Protein: bữa ăn phải đảm bảo đủ chất đạm, chiếm từ 15 - 25 % khẩu phần ăn, thay thế chất béo bằng protein là cách tốt nhất để giảm cân. Chọn các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, tôm, cá, trứng,...
Carbohyrate: sử dụng những loại carbohydrate phức hợp có nhiều chất xơ như bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, khoai lang,….
Vitamin và muối khoáng: là cần thiết cho bữa ăn của người giảm cân là do chế độ bữa ăn của người giảm cân dưới 1200 kcal thường thiếu hụt vitamin và các khoáng chất... Vì vậy mà việc bổ sung  vitamin và các khoáng chất là điều cần thiết.
Rau quả chín: là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Muối: hạn chế sử dụng muối dưới 6g mỗi ngày

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân hãy liên hệ với chúng tôi qua website: https://viamclinic.vn
Share:

Những thức ăn dinh dưỡng hỗ trợ chiều cao cho bé

Dinh dưỡng cho trẻ là vấn đề mà mọi bậc phụ huynh quan tâm đến đặc biệt là chiều cao ở trẻ em. Chiều cao của trẻ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: yếu tố di truyển, môi trường bên ngoài và chế độ dinh dưỡng, trong đó yếu tố dinh dưỡng quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ nhất. Hãy cùng tìm hiểu những dưỡng chất dinh dưỡng giúp bé tăng chiều cao ngay nào.


Những điều cần làm giúp bé tăng chiều cao


Để bé có thể phát triển chiều cao một cách tốt nhất mẹ cần phải thực hiện cùng lúc nhiều hình thức chăm sóc khác nhau cụ thể như sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ đầy đủ chất, giàu canxi và các dưỡng chất cần thiết trong suốt cuộc đời, ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý không làm việc quá sức ngủ đủ 8 tiếng, hạn chế các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như đồ uống chứa cồn, chất kích thích, thuốc lá,...
- Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên vì hoạt động ngoài trời rất quan trọng  đối với việc củng cố chất lượng bộ xương, giúp tăng trưởng chiều cao. Tập luyện các môn thể thao chịu sức nặng của cơ thể như bóng rổ, chạy bộ, chơi bóng,...


Chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cho từng độ tuổi

- Dinh dưỡng quyết định đến  31% chiều cao của mỗi người vì thế mà cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng thực hiện ăn bổ sung và cai sữa sau đó chuyển sang ăn cùng gia đình. Đồng thời đây cũng là giai đoạn  dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ ở giai đoạn này cần được chăm sóc đặc biệt.
Trẻ ở tuổi tiền dậy thì đây là giai đoạn trẻ tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết quan trọng , chuẩn bị cho giai đoạn phát triển vượt trội về tầm vóc sau này - giai đoạn dậy thì. Cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong 2 giai đoạn này thì trẻ có khả năng vượt trội hơn tiềm năng di truyền.

Để phát triển chiều cao tối đa cần bổ sung các chất sau

Canxi: thành phần chính cấu thành xương và hàm răng. Có tác dụng đông máu và điều hòa sự co bóp của cơ, đặc biệt là tế bào cơ tim.
Vitamin D: giúp tăng hấp thụ canxi qua thành ruột làm giảm đáng kể tốc độ mất xương, tăng hấp thụ canxi.
DHA: giúp duy trì và tăng khối lượng  xương, giảm nguy cơ loãng xương. DHA giúp cân bằng mức Ca và tác động tới sự sinh ra hoạt tính của tạo cốt bào.


Các khoáng chaasrt khác như: Magie, Mangan, Đồng, Kẽm, Boron, Silic là các khoáng chất tham gia vào thành phần cấu tạo xương.
Ngoài ra còn có một số thuốc hỗ trợ tăng chiều cao rất tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn muốn tăng trưởng chiều cao ngoài chế độ dinh dưỡng trong thực phầm hằng ngày bạn có thể đến các phòng khám chuyên gia dinh dưỡng Viamclinic để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn.
Share:

Categories

Ordered List

  1. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  2. Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  3. Vestibulum auctor dapibus neque.

Sample Text

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation test link ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Pages